Chất lượng sản phẩm đúc nhựa

Ngày đăng: 15/01/2024

Công nghệ ép phun là một phương pháp đúc tiên tiến và kinh tế mà phương pháp này cho phép đúc sản lượng lớn, hình dạng sản phẩm phức tạp, độ chính xác cao. Chất lượng của sản phẩm đúc rất khác nhau phụ thuộc vào khả năng của máy ép phun, cũng như độ chính xác và chức năng của máy ép phun. Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng lớn bởi nguyên liệu đầu vào "molding material ".

Sự kết hợp nhiều nhân tố khác nhau tác động đến chất lượng sản phẩm đúc, chất lượng cao của sản phẩm đúc sẽ đạt được khi đạt được điều kiện thuận lợi của tất cả các nhân tố.

Dưới đây là các yếu tố cụ thể trong ngành khuôn mẫu:

VẬT LIỆU

Loại, Giá, Tính chất vật lý

THIẾT KẾ

Kích thước, Dung sai kích thước, Xử lý các bộ phần có Phần khống góc thoát "undercut"

KHUÔN

Kiểu của khuôn, Thiết kế mỗi phần, Thiết kế đẩy, vân vân

MÔI TRƯỜNG

Khả năng sản xuất và các thiết bị trong nhà máy sản xuất

MÁY ÉP NHỰA

Khả năng của máy ép (Lực kẹp, áp lực phun "injection pressure" , Khả năng hóa dẻo "plasticizing" của vật liệu đúc, vv.

ĐIỀU KIỆN ĐÚC

Điều kiện đúc hoặc chu trình đúc "molding cycle"

Quá trình đúc sản phẩm trong khuôn:

Chất lượng của sản phẩm đúc (Hình dạng, kích thước và tính năng) có liên hệ tới các yếu tố khác nhau trong quá trình đúc. Khi hình dáng của sản phẩm đúc phức tạp, các yếu tố của quá trình đúc trở nên phức tạp. người ta nói rằng rất khó để dự đoán mọi hiện tượng liên quan đến quá trình đúc ngay cả khi có thể biết trước được hiện tượng đó. Do đó, cần thiết kế sản phẩm đúc qua thiết kế và kiểm nghiệm với nhiều trường hợp. Quá trình đúc được phân thành 5 quá trình dưới đây. Chất lượng của sản phẩm đúc có quan hệ chặt chẽ với những quá trình này.

1. Quá trình phun chảy nhựa trong khuôn:

Đây là quá trình mà nhựa chảy dẻo "plasticated" được phun vào cái hốc khuôn cavity.

Các chất dẻo lỏng "molten plastics" được phun vào đầu tiên tạo thành bên ngoài bề mặt sản phẩm và phần phun vào muộn hơn tạo nên          phần trong của nó. Nhựa lỏng được phun đầu tiên ảnh hưởng đến hình dạng của sản phẩm.

2. Quá trình phun đầy lòng khuôn mẫu

Đây là quá trình mà nhựa lỏng được phun vào hốc khuôn.

Khi áp suất phuninjection pressure được tăng lên, sẽ giảm bớt phần lõm "sink mark" ở chất dẻo. Tuy nhiên, Quá trình này tạo ra điều kiện phát triển biến dạng xung quanh cổng phun "gate". Sự gia tăng áp suất phun sẽ đòi hòi lực đẩy để lấy sản phẩm ra khỏi khuôn lớn hơn. Điều này có thể làm tăng biến dạng của sản phẩm tại thời điểm tháo khỏi khuôn .

3. Quá trình bịt kín cổng phun trong khuôn mẫu

Đây là quá trình từ khi hoàn thành việc điền đầy qua cổng phân phối đã bịt kín.

Áp suất duy trì(áp suất thứ cấp) được áp dụng trong quá trình làm lạnh và hóa rắn solidification của cổng phun; Nó được thiết kế nhằm gia tăng khả năng điền đầy nhựa lỏng bời giảm bớt độ co ngót của vật đúc.

4. Quá trình làm lạnh lòng khuôn mẫu

Nhựa lỏng bên trong lòng khuôn được làm nguội và đông đặc trong qua trình này, khi mà cổng phun được bịt kín (closed). Sự khác nhau giữa tốc độ làm nguội bên trong nhựa lỏng là nguyên nhân gây co ngót mạnh ở phần dầy hơn của chi tiết. Điều này sẽ gây ra kết quả của khuyết tật như vết lõm, biến dạng dư của chi tiết.

5. Quá trình tháo khuôn trong quá trình đúc

Đây là quá trình trong đó sản phẩm đã được làm nguội và hóa rắn từ lòng khuôn sẽ được đẩy ra khỏi khuôn bởi PIN ĐẨY, tấm đẩy. Sản phẩm đúc sẽ được đẩy đều từ các vị trí hợp lý của chốt đẩy ejector pin ; Nếu không, sẽ xuất hiện điều kiện phát sinh như cong vênh "warping", Biến trắng "whitening", hoặc rạn nứt "cracking" sẽ xảy ra.

 

Làm thế nào để cải thiện chất lượng sản phẩm đúc?

Hình Dáng

Hình dáng của chi tiết chất dẻo là quan trọng bởi vì nó thường được dùng cho các chi tiết điện trong nhà, vỏ các dụng cụ thiết bị gia đình, hoặc các chi tiết nội thất oto.

Thiết kế sản phẩm và khuôn nên chú ý tới các yếu tố sau:

Mặt phân khuôn PL

Nên chọn bề mặt phân khuôn parting lines phẳng để ngăn chặn phát sinh Ba via "flashes". Sử dụng bột rà khuôn để kiểm tra độ tiếp xúc xung quanh mặt phân khuôn

Cổng phun

Đặt vị trí cổng phun gate phải tuân theo quy tắt để cho dòng chảy của nhựa được cân bằng tốt và ổn định.

Đẩy sản phẩm

Xác định vị trí đẩy sản phẩm để chi tiết có thể được tháo ra đều, êm. Ngoài ra cũng cần thiết kế vũng đẩy lớn nhất có thể.

Phần không góc thoát

Tốt nhất là nên thiết kế sản phẩm không có phần không góc thoát undercut, Nhưng có khi không thể tránh khỏi, sử dụng phương pháp như Con trượt "slide core".

Kích thước

Độ co ngót của chất dẻo sinh ra nhiều yếu tố khác nhau như là trạng thái vật lý của vật liệu molding material, Kích thước sản phẩm, điều kiện đúc, và môi trường sử dụng nó.

Chúng ta phải xem xét từng yêu tố và lựa chọn vật liệu, kích thước và các điều kiện phù hợp:

Viết bình luận của bạn: