-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kích thước sản phẩm đúc nhựa
Kích thước của sản phẩm đúc phụ thuộc rất nhiều vào hệ số co ngót của nhựa, thiết kế góc thoát khuôn, và tỉ lệ dòng chảy, thông số điều chỉnh của máy ép nhựa ...
Hệ số co ngót của nhựa
Độ co ngót tăng lên theo nhiệt độ và áp suất trong khuôn, mức độ co ngót rất khác nhau phụ thuộc vào từng loại vật liệu nhựa và kích thước hình dạng và đặc điểm của sản phẩm.
Chất dẻo kết tinh có độ co ngót cao hơn, và biến động hơn chất dẻo vô định hình. Chất dẻo kết tinh co ngót nhiều hơn do có độ co bên trong tinh thể nhựa, nguyên nhân của nó là sự giảm thể tính đang kể khi chuyển từ pha lỏng sang pha rắn.
Vật liệu chứa chất phụ gia như sợi thủy tinh có độ co ngót thấp hơn, và phạm vi biến động ít hơn, nên nó thích hợp dùng với những trường hợp cần độ chính xác.
Giả sử độ co ngót là a, kích thước khuôn đúc là L0 và T0, lượng co ngót được tính toán theo công thức sau:
DL= a*L0
DT= a*T0
Chú ý mỗi vật liệu nhựa có giá trị độ co ngót a khác nhau.
Bảng dưới đây thể hiện độ co ngót tương đối của các vật liệu nhựa:
Góc thoát khuôn
Góc thoát khuôn là cần thiết để đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khuôn dễ dàng. Nó thường được thiết kế từ 0.5-2 độ, nhưng tùy thuộc và vật liệu nhựa, kích thước của sản phẩm, xử lý nhám bề mặt. Nói chung người thiết kế làm sao để tạo góc thoát khuôn nhỏ nhất có thể mà vẫn đảm bảo kích thước sản phẩm ra đạt tiêu chuẩn của bản vẽ yêu cầu, và chú ý góc ở phần cối (core) thì luôn lớn hơn.
Chất dẻo kết tinh ( Crystalline plastics) có độ co ngót lớn hơn, cho nên ở bên chày nó dễ dàng di chuyển từ khuôn, do nó bị co về phía trong lòng khuôn. Mặt khác ở bên cối, các chi tiết khó lấy ra hơn vì bề mặt sản phẩm bị bám dính vào lõi khuôn, do đó phải chọn góc thoát khuôn thật cẩn thận để sản phẩm thoát khuôn dễ dàng.
Chất dẻo vô định hình ( Amorphous plastics) có tỉ lệ co ngót thấp hơn và nó không co vào trong khuôn, do đó góc thoát khuôn ở bên chày (cavity) sẽ lớn hơn bên cối (core)
Hình 1: Nhựa nóng chảy được điền đầy vào lòng khuôn
Hình 2: Sau khi làm lạnh và đóng rắn, nhựa bị co ngót đi. Sản phẩm đúc bị co lại và bám dính vào lõi khuôn, làm khó đẩy sản phẩm ra ngoài.
Hệ số dòng chảy nhựa
Hệ số dòng chảy là tỉ lệ L ( L là khoảng cách giữa cổng phun và điểm xa nhất của sản phẩm) và T ( T là chiều dày nhỏ nhất của sản phẩm đúc)
Khi sản phẩm đúc rộng và mỏng, hệ số dòng chảy được tính toán để xác định xem liệu chất nóng chảy có điền đầy lòng khuôn cavity. Mỗi loại vật liệu đúc có một hệ số dòng chảy , các hệ số dòng chảy này thay đổi theo phạm vi rộng, tùy thuộc vào điều kiện như nhiệt độ nhựa nóng chảy, áp lực phun, loại cổng phun, chiều dài của kênh dẫn nhựa runner ...
Bảng dưới đây chỉ ra hệ số đặc trưng của mỗi vật liệu
Hệ số dòng chảy nhân với độ dày của sản phẩm (T) bằng khoảng cách của dòng chảy (L)